“Cỏ ngọt là một loại cây lâu năm, thường mọc cao từ 30 -> 60 cm. Theo nghiên cứu, cây Cỏ ngọt có chứa Steviol – hạt chất có hàm lượng đường nhiều hơn gấp 300 lần so với đường mía nhưng không chứa bất kì năng lượng nào. Vì lý do đó, loại thảo dược này rất thích hợp với người bị tiểu đường, béo phì và huyết áp cao.”
Lý do nào giúp cỏ ngọt chữa tiểu đường?
- Theo Đông y, cây Cỏ ngọt có khả năng hạ huyết áp, lợi tiểu. Đồng thời, Cỏ ngọt còn giúp chữa trị bệnh tiểu tiện không thông và chảy máu chân răng.
- Theo Dược lý học hiện đại, Cỏ ngọt hay còn được gọi là cúc ngọt. Là 1 loài cây thuộc thân thảo, lá có hình bầu dục, mép lá có hình răng cưa đều. Trong lá cỏ ngọt có chứa 6,2% protein, 5,6% chất béo, 52,8% từ carbohydrate, 15% Stevioside và khoảng 42% chất hòa tan trong nước.
- Đối với người bệnh tiểu đường, việc phải loại bỏ gần như hoàn toàn lượng đường trong cơ thể thực sự là 1 thử thách lớn. Nhất là đối với những tín đồ hảo ngọt. Vào năm 1931, nhà khoa học người Pháp đã đã phân lập một hoạt chất có hương vị ngọt ngào từ lá loại cây này, được gọi là là Steviol. Hoạt chất này có vị ngọt gấp 300 lần đường Saccharose nhưng không có năng lượng kèm theo nên an toàn cho người tiểu đường. Vì vậy, có thể sử dụng Cỏ ngọt để tạo vị ngọt tự nhiên trong bữa ăn của người mắc bệnh tiểu đường hay người cao huyết áp. Bên cạnh đó, nghiên cứu độc tính của hoạt chất Etanolic trong dược liệu cho thấy Cỏ ngọt không gây ảnh hưởng đối với huyết học.
- Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu thực chất công dụng điều trị bệnh tiểu đường của cỏ ngọt, là giúp kiểm soát đường huyết thông qua việc không sử dụng đường Saccharose và đường cát. Ngoài ra, các tác dụng khác của cỏ ngọt cần được nghiên cứu và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Những tác dụng khác của cỏ ngọt
Nguồn: Sưu tầm