Nước ta có rất nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Điều kiện tự nhiên ở nước ta có rất nhiều dược liệu quý hiếm để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Dưới đây là một số loại cây dược liệu quý hiếm có tác dụng hỗ trợ tăng cường sự miễn dịch cho cơ thể phòng chống ốm vặt, hỗ trợ tiêu hóa và tăng hấp thu… Hãy cùng Vinaherbal tìm hiểu tên các loại thảo dược tốt cho sức khỏe nhé!
1. Thảo dược là gì?
Thảo dược nói một cách dễ hiểu là những cây trồng được dùng làm thuốc chữa bệnh. những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên được sử dụng để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Người ta có thể lấy ở bất cứ phần nào trên cây như thân, lá, rễ cành, hoa ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, chế biến, chiết dịch để làm thảo dược.
Thảo mộc nằm trên không hay dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay được chế biến đều được coi là thảo dược. Tuy nhiên, khi có pha lẫn bất cứ hoá chất hay khoáng chất thì thuốc không còn là dược thảo nữa.
Thảo dược là những cây trồng được dùng làm thuốc chữa bệnh
Nguồn gốc của thảo dược
Thảo dược được coi là “ chìa khóa vàng” trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mọi người trong hàng ngàn năm nay.
Ở Việt Nam, các vị lương y đã sử dụng thảo dược ngay từ thời khai thiên lập quốc với hai loại thuốc chính là thuốc bắc – cây cỏ được nhập từ Trung Hoa và thuốc Nam – chủ yếu dùng cây cỏ trong chính đất nước của mình. Bên cạnh đó, danh y Tuệ Tĩnh đã để lại những tác phẩm có giá trị như Nam Dược Thần Hiệu viết vào thế kỉ 17 với hơn 500 vị thuốc có gốc thảo mộc và động vật và ông chữa bệnh theo phương châm “thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”. Điều này đã đem lại một phần thành công vô cùng lớn cho nền y học của nước ta.
Đa số các loại thảo dược đông y trên thị trường hiện nay đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hay dựa vào những bài thuốc gia truyền rất đáng tin cậy.
Xem ngay: Bật mí các loại thảo dược ngâm rượu tốt cho sức khỏe
2. Các loại thảo dược tốt cho sức khỏe
Nấm linh chi
Nấm linh chi được biết đến với các tên gọi như Nấm trường thảo, Tiên thảo, Vạn niên nhung, là một loại nấm lỗ, thuộc họ nấm lim. Thường sinh trưởng ở nơi rừng núi cao, đặc biệt là những khu rừng có nhiều cây lá rộng.
Nấm linh chi được xem là một loại dược liệu quý hiếm, cụ thể, nó được ghi chép lại trong Thần nông bản thảo và được xếp vào mục siêu thực phẩm, mang giá trị cao hơn cả nhân sâm.
Trong y học, nấm linh chi được đánh giá vào loại thuốc trân quý, mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe.
Trong linh chi có lignin, hợp chất có N, hợp chất có phenol, tro, xenluloza, chất béo, chất khử, hợp chất steroid, axit amin, protein, saponin, steroid. Trong linh chi có lượng germanium (cao hơn trong nhân sâm 5 – 8 lần) giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thụ oxy tốt hơn, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Dùng lâu ngày sẽ giúp cho nhẹ người, tăng cường tuổi thọ.
Nấm linh chi tốt cho sức khỏe
Thổ phục linh
Thổ phục linh là một vị thuốc nam được dùng để chữa chứng đau nhức xương khớp do phong thấp gây ra, giải độc và nhiều tác dụng khác. Thảo dược này thường được dùng kết hợp cùng các vị thuốc khác trong điều trị để tăng hiệu quả các bệnh về xương khớp.
Theo Đông y, thổ phục linh vị hơi ngọt, tính bình quy vào kinh can và vị. Có công dụng giải độc, trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt. Chủ trị trong các chứng đau nhức xương khớp, phong thấp, chứng cước khí (chân tay phù nề đau nhức), co rút gân cơ, nhức mỏi cơ, mụn nhọt, mẩn ngứa, đau bụng kinh, ngộ độc thủy ngân, mày đay…
Trên thực nghiệm chứng minh thổ phục linh có tác dụng giải độc, giảm đau và chống viêm, tăng cường sức mạnh gân cốt, chữa đau xương khớp.
Xem ngay: Những điều bạn cần biết về ngâm chân thảo dược
Thổ phục linh được sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gout và bệnh da liễu
Đẳng sâm
Đẳng sâm hay còn được ví như nhân sâm của người nghèo, bởi thành phần trong đẳng sâm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tương tự như nhân sâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết hết được công dụng của loại cây này.
Đẳng sâm thuộc loài cây thân cỏ, dây leo có thời gian sống khá lâu. Tuỳ thuộc vào vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên ở môi trường sống xung quanh của đẳng sâm mà thân cây có thể mọc lan dưới đất hay leo lên một vật hoặc một cây khác.
Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm, có tác dụng bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu tiện.
Đảng sâm vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh phế và tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát.
Xem ngay: Cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc từ Bồ Kết chi tiết nhất
Hình ảnh cây thuốc đẳng sâm với thân cỏ dây leo
Hương thảo
Hương thảo là một loại thảo mộc có thể giúp ngăn ngừa hư tổn mạch máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Theo y học hiện đại, tinh dầu hương thảo có những tác dụng như: chống co thắt, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, giảm đau đầu, giảm đau, hưng phấn thần kinh, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, gia tăng bài tiết mật, làm thuốc bổ đắng và có thể gây sảy thai.
Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, người ta ghi nhận hương thảo có khả năng ức chế độc tố aflatoxin, một chất có thể gây ra bệnh ung thư, được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm dùng cho người và động vật, mà bị lên mốc.
Theo Đông y, hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, tính ấm nóng, tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tẩy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường, chống viêm sưng, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp chống rụng tóc và mau mọc tóc, giúp khử trùng đường hô hấp và làm long đờm, dễ khạc đờm.
Người ta thường dùng hương thảo trong các trường hợp cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hoàn kém, mau quên, ăn uống không tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp, viêm họng, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, trí nhớ giảm sút…
Hương thảo được dùng dưới các dạng: ngâm rượu (cồn thuốc), nước hãm, làm pomat hoặc chiết tinh dầu để xoa bóp ngoài da.
Xem ngay: Top 6 loại thảo dược trị mất ngủ
Hương thảo giúp ngăn ngừa hư tổn mạch máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Cây cỏ ngươi
Cây cỏ ngươi còn được gọi là cây mắc cỡ, trinh nữ,… là một trong số các loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo các sách viết về đông y, loại cây thảo mộc này có vị ngọt, tính lạnh. Các nhà khoa học đã phát hiện trong thành phần của cây cỏ ngươi có chứa các alcaliod như mimosim, crocetin và khá nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là selen, có tác dụng giảm đau, hạ huyết áp, an thần, giúp trấn tĩnh tinh thần, giảm ho, tiêu đàm.
Rễ của cây cỏ ngươi có công dụng thanh nhiệt giải độc và khu phong trừ thấp. Khi bị mất ngủ, suy nhược thần kinh có thể sử dụng cây cỏ ngươi (toàn bộ phần cây hoặc rễ) 10 – 12g hãm hoặc sắc uống.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng bài thuốc gồm: cỏ ngươi (cả cây 15g hoặc lá 6 – 12g), cây nụ áo tím 15g, me chua đất 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cũng có thể phối hợp cỏ ngươi với lạc tiên, mạch môn và thảo quyết minh, sắc uống hàng ngày, liều duy trì cho đến khi tình trạng mất ngủ, suy nhược thuyên giảm.
Xem ngay: Các loại thảo dược dùng để tắm tốt cho sức khỏe
Cây cỏ là thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Cây khổ sâm
Theo các sách viết về dược học cổ truyền, khổ sâm là một loại cây thảo dược quý hiếm có vị đắng, hơi ngọt chát, tính mát, công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, thanh nhiệt tiêu độc. Đối với Y Học Hiện Đại, thành phần có chứa alcaloid toàn phần, giàu tanin, hợp chất polyphenol,… khổ sâm có tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, an thần, lợi tiểu và chống dị ứng.
Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng khổ sâm để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng…
Những người bị đầy bụng và chậm tiêu có thể dùng khổ sâm 12 – 24g sắc hoặc hãm uống. Hoặc dùng 12g khổ sâm phối hợp với 12g bồ công anh, 12g nhân trần, 10g lá khôi, 10g chút chít, tán bột, uống hàng ngày 30g với nước ấm.

Cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh hay còn có tên dân gian là bạch mao. Đây là loại cây sống lâu năm có thân rễ lan dài và ăn sâu dưới lòng đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài, lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn và mép sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có thể phát tán rất xa nhờ gió. Ngoài ra rễ cỏ tranh còn được gọi là mao căn.
Theo đông y, rễ cây cỏ tranh có vị ngọt và tính hàn. Có tác dụng trừ phục nhiệt (nhiệt ẩn tàng ở bên trong), tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện và thải độc cho cơ thể. Dùng chữa trị chứng tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam…
Hoa cỏ tranh có vị ngọt, tính ấm, không độc và có tác dụng cầm máu.
Xem ngay: Uống thuốc ngủ thảo dược có hại không? Những lưu ý khi sử dụng
Cây cỏ tranh có tác dụng trừ phục nhiệt, lợi tiểu, thải độc cho cơ thể
Trên đây là các loại thảo dược quý rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể biết. Trong tự nhiên còn rất nhiều các loại cây dược liệu quý được các nhà khoa học ,cơ quan chức năng thì cũng có không ít dược sĩ tâm huyết đang tìm mọi phương pháp để bảo tồn, nhân giống những loài cây thuốc này, để nghiên cứu ứng dụng sản xuất chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Nếu bạn quan tâm đến thức uống linh chi thảo dược tốt cho sức khỏe thì hãy tìm hãy liên hệ ngay vinaherbal để nhận được những sản phẩm tốt nhất nhé!
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm:
CÔNG TY TNHH SX – TM LINH CHI THẢO DƯỢC VIỆT NAM (VINAHERBAL)
Website: https://vinaherbal.com.vn/
Email: Contact@vinaherbal.com.vn
Hotline: 0943.888.129
Địa chỉ: 24 đường Số 2, Khu dân cư Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh